Bài viết này trình bày cụ thể chiến thuật SR+MHN dành cho Mô hình nến nhấn chìm. Như đã phân tích ở Phần 1, sau khi tỷ giá tiếp cận các vùng cản và hình thành Mô hình nến nhấn chìm (Setup thành công mô hình) chúng ta sẽ bắt đầu giao dịch. Phương pháp vào lệnh được trình bày dưới đây.
1. Thực hiện một lệnh CALL hoặc PUT 1 phút (Tùy thuộc vào mô hình nến nhấn chìm là tăng hay giảm) ngay tại thời điểm mô hình được Setup
Tôi gọi đây là giao dịch tiêu chuẩn với mô hình nến nhấn chìm. Ở đây bạn có thể có 2 tình huống vào lệnh 1 phút như đã trình bày trong bài viết về “Lựa chọn thời điểm vào lệnh giao dịch IQ Option”. Bạn có thể vào lệnh trước 2-3 giây khi đóng nến Setup mô hình nếu phân tích “Xung lực của nến” này cho thấy xu hướng giật ngược trong 1-2 giây cuối cùng trước khi đóng nến là khó xảy ra. Tình huống thứ 2 là bạn sẽ vào lệnh ngay khi đóng nến Setup mô hình, tức là vào lệnh ngay khi mở cửa nến sau.
Thông thường chúng ta sẽ bị trễ từ 1-2 giây tức là vào lệnh không thể đúng giá đóng cửa nến trước và mở cửa nến sau mà thường sẽ chỉ khớp lệnh khi nến sau hình thành 1-2 giây. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp nếu như nến Setup mô hình nhấn chìm đang có xung lực cực mạnh thì sau khi mở cửa nến sau tỷ giá sẽ vụt đi rất nhanh, chúng ta sẽ bị vào lệnh trễ không đúng như kì vọng tại giá mở cửa. Cách vào lệnh thứ nhất có thể không an toàn khi nến giật ngược 1-2 giây cuối khiến mô hình không được Setup và chúng ta có thể thất bại. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra và khi chấp nhận nó chúng ta sẽ có một điểm vào lệnh tốt không bỏ lỡ cơ hội. Thậm chí trong 1-2 giây cuối tỷ giá còn có thể đi tiếp theo hướng xung lực trước khi đóng của nến thì đó thực sự là một điểm vào lệnh đẹp.
Cách vào lệnh thứ hai sẽ loại bỏ nguy cơ mô hình không được Setup khi nến giật ngược mấy giây cuối khiến chúng ta vào lệnh sai, tất nhiên khi vào lệnh bạn cần phải phân tích kĩ “xung lực của nến” để hạn chế những khả năng này xảy ra. Tuy nhiên, cách thứ 2 này có thể khiến ta mất cơ hội vào lệnh đẹp khi mô hình nến đang có xung lực mạnh và thị trường chạy vụt đi ngay sau khi nến nhấn chìm Setup mô hình. Thậm chí việc vào lệnh trễ có thể khiến điểm vào lệnh của ta bị trễ và dẫn đến thất bại.
Trong hình dưới đây, (với mô hình nến nhấn chìm tăng) chúng ta còn có một điểm vào lệnh thứ 3 mà tôi vẫn hay sử dụng. Nó không thực sự là một điểm vào lệnh hợp lí với những ai còn thiếu kinh nghiệm nhưng tôi vẫn viết ra để các bạn tham khảo. Điểm vào lệnh thứ 3 là điểm vào lệnh khi nến hồi, tức là sau khi mở cửa nến tiếp theo sau khi mô hình được Setup thì tỷ giá hồi lại một chút, trường hợp này rất hay xảy ra. Và thông thường căn cứ vào xung lực của nến và mô hình nến nếu đủ mạnh tôi sẽ thực hiện một lệnh mua nữa (chỉ một lệnh các bạn nhé). Về mặt nguyên tắc đây có thể coi là trường hợp nhồi lệnh hay cứu lệnh mà anh em vẫn thường khuyến cáo nên bỏ. Tuy nhiên, với tôi thì không phải vậy. Tôi đơn thuần chỉ vào thêm một lệnh khi nến hồi lại và việc vào lệnh này có liên quan chặt chẽ đến xung lực của nến và mô hình nến mà tôi đã phân tích trước. Tôi có thể nhân đôi lợi nhuận của mình thường xuyên trong các giao dịch nến hồi tin cậy này.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để phân tích được xung lực của nến và mô hình nến thì đây chắc chắn là một cách nhồi lệnh, cứu lệnh nguy hiểm mà khả năng mất gấp đôi số tiền đặt cược ban đầu rõ ràng hơn khả năng nhân đôi lợi nhuận thu được. Khi vào lệnh với nến hồi này bạn cần hết sức lưu ý đến mấy điểm sau: Bạn chỉ nên vào lệnh khi nến hồi ngay sau khi mở cửa và hồi một cách rất từ từ với tốc độ di chuyển chậm, sự hồi lại này sẽ dừng và có một chút do dự ở khoảng 20-40% cây nến nhấn chìm trước đó thì bạn nên vào lệnh. Nếu sự hồi lại là tức thời, giật cục và vượt quá 50% cây nến nhấn chìm trước đó của mô hình thì hãy đứng ngoài quan sát và xem lệnh đã vào ra sao sau khi kết thúc nến này. Hoặc nến không hồi lại ngay khi mở cửa mà di chuyển tiếp diễn theo xung lực của mô hình rồi một thời gian sau mới hồi lại thì đây thực sự cũng là một điểm nhồi lệnh nguy hiểm nếu bạn vẫn cố tình vào thêm 1 lệnh nữa. Hãy nhớ kĩ điều này, đó hoàn toàn là kinh nghiệm đúc kết từ thực tế giao dịch của tôi. Với cả hai mô hình nến nhấn chìm tăng và giảm thì cách thức vào lệnh là hoàn toàn tương tự.
Quay lại với giao dịch 1 phút tiêu chuẩn đầu tiên chúng ta thực hiện. Volume vào lệnh hoàn toàn tuân thủ các quy tắc trong hệ thống giao dịch của bạn chúng ta không bàn đến ở đây. Sau khi vào lệnh đầu tiên này xong chúng ta sẽ rời tay khỏi chuột và quan sát thị trường. Nếu nến tiếp theo di chuyển đúng như phân tích chúng ta có một lệnh Win và tôi khuyến khích các bạn nên dừng giao dịch với mô hình nến vừa xong. Mỗi mô hình nến chỉ nên thực hiện 1 giao dịch nếu giao dịch đó đã thành công chúng ta nên chờ đợi cơ hội ở các mô hình tiếp theo thay vì tham lam rình rập thêm cơ hội vào lệnh ở mô hình này một lần nữa. Trừ khi xung lực của nến vừa hình thành quá lớn và bạn nắm rõ, tin tưởng vào một giao dịch tiếp theo với cùng xu hướng với giao dịch tiêu chuẩn – tất nhiên các tín hiệu hỗ trợ khác từ các chỉ báo, phân kì… cũng là một cơ sở để tham khảo xem có nên thực hiện thêm giao dịch nữa không.
Bây giờ đến trường hợp thứ 2 nếu giao dịch tiêu chuẩn đầu tiên thất bại chúng ta sẽ làm gì tiếp theo?
2.Vào lệnh tiếp theo khi lệnh tiêu chuẩn đầu tiên thất bại
Trong trường hợp chúng ta vào lệnh đúng, nghĩa là trước khi đóng cửa nến nhấn chìm hoặc ngay khi vừa mở cửa nến tiếp theo, nến không bị hồi ngược, giật nhanh khiến điểm vào lệnh bị sai…giao dịch tiêu chuẩn Loss khi nến tiếp theo sau mô hình nhấn chìm là một nến khác màu với nến nhấn chìm. Nến này cũng được gọi là nến hồi lại của mô hình. Trên thực tế điều này vẫn xảy ra thường xuyên trong các giao dịch của tôi và chúng ta phải đối mặt với nó để tìm ra cách thức hạn chế rủi ro.
Để tiếp tục giao dịch chúng ta quan tâm đến kích thước và xung lực của nến này. Nếu nến hồi này là một nến nhỏ, kích thước của nó không quá 20-30% nến nhấn chìm trước đó thì sau khi nến này kết thúc chúng ta sẽ đặt một lệnh giao dịch CALL hay PUT tiếp theo tùy thuộc vào mô hình nhấn chìm là tăng hay giảm. Với kích thước không vượt qua 30% nến nhấn chìm thì có thể nhận định đây chỉ là sự hồi lại tạm thời của tỷ giá và xu hướng đảo chiều của mô hình nhấn chìm vẫn còn mạnh mẽ. Trên thực tế nếu nến hồi này có râu ở phần giá đóng cửa dài thì một lần nữa khẳng định xung lực của nó đang rất yếu (Đã bị từ chối mạnh) và sau sự cố gắng hồi phục thất bại ấy xu hướng đảo chiều theo xung lực của nến sẽ tiếp diễn. Trên thực tế đây là một điểm vào lệnh tin cậy và bạn có thể sử dụng Martingale nếu cần thiết cho lệnh giao dịch sau nến hồi này.
Trong trường hợp nến hồi có kích thước quá lớn, lớn hơn 50% kích thước nến nhấn chìm thì tốt nhất chúng ta nên dừng giao dịch và chờ đợi các cơ hội ở những mô hình sau. Sự hồi phục với kích thước nến hồi lơn này hoàn toàn có thể khiến xu hướng ban đầu tiếp diễn thêm một vài phút nữa trước khi xảy ra đảo chiều thực sự. Bạn có thể xem hình ảnh minh họa phía dưới.
Trên đây là các vấn đề cơ bản khi sử dụng chiến thuật SR+MHN với mô hình nến nhấn chìm. Chúc các bạn tham khảo và giao dịch thành công !
(Nguồn tham khảo: Internet & Ebook T.Lam) *******************************
+) Nếu chưa có tài khoản giao dịch, bạn có thể tích vào đường link: www.iqoption.com đăng kí mở tài khoản. Bạn sẽ có ngay 10.000$ trong tài khoản Demo để trải nghiệm và bắt đầu tham gia giao dịch tại IQ Option.
*** Tham gia cộng đồng “IQ Option Việt Nam” để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm giao dịch IQ Option. Linh Group: “Cộng đồng IQ Option Việt Nam”
*** Truy cập Fanpage “IQ Option Việt Nam” để cập nhật các tin tức mới nhất và tham khảo các chiến thuật giao dịch của Admin. Link Fanpage: “IQ Option Việt Nam” !
RISK WARNING: Các tùy chọn giao dịch có thể gây ra mức rủi ro về tài chính của bạn hãy lưu ý khi quyết định tham gia !
5 Replies to “CHIẾN THUẬT GIAO DỊCH KẾT HỢP CÁC VÙNG HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ VỚI CÁC MÔ HÌNH NẾN ĐẢO CHIỀU TIN CẬY (Phần 2)”